Ra máu khi mang thai là một hiện tượng khá phổ biến đối với mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Hiện tượng này không quá nguy hiểm, tuy nhiên vẫn cần phải theo dõi thường xuyên. Có rất nhiều thai phụ do thiếu kiến thức thai sản nên gặp trường hợp này thường rất lo lắng, không biết cách điều trị kịp thời gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.
Vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hiện tượng ra máu khi mang thai:
Ra máu khi mang thai 3 tháng đầu có đáng lo ngại?
Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, phôi thai sau khi di chuyển từ buồng trứng vào đến tử cung sẽ tìm đến một vị trí thích hợp để bám vào tử cung để phát triển. Hiện tượng này có thể được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến ra máu khi mang thai 3 tháng đầu, và được gọi là chảy máu do cấy ghép.
Tuy nhiên, nếu như ra máu nâu, máu đỏ kéo dài và màu máu đậm hơn bình thường, rất có thể đó là triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung, tiền mãn kinh, mãn kinh, viêm vùng chậu, rối loạn chảy máu tử cung, hoặc các bệnh lây qua đường tình dục.
Ra máu khi mang thai và những dấu hiệu nhận biết
Bạn sẽ thấy có một vài giọt máu giống như triệu chứng kinh nguyệt trong vòng 6-12 ngày sau khi thụ thai. Cũng có một số người không biết mình đã mang bầu vì nhầm sự ra máu này với máu kinh. Máu này thường ra rất ít và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
Lúc này có thể là những chấm máu màu nâu hoặc màu đỏ tươi kèm dịch nhầy, chúng sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau 2-3 ngày.
Nguyên nhân nào khiến ra máu khi mang thai
Thai ngoài tử cung
Đây là tình trạng trứng sau khi được thụ tinh không về làm tổ trong tử cung mà phát triển ở một vị trí khác ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở ổng dẫn trứng. Ra máu trong những tháng đầu thai kỳ chính là một trong những dấu hiệu của hiện tượng này. Hiện tượng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ nếu không được phát hiện sớm, mẹ nên siêu âm kiểm tra vị trí khối thai ngay khi có kết quả dương tính với que thử thai.
Sảy thai
Sảy thai thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ, trong vài tuần đầu của thai kỳ, nếu bạn thấy có ra máu màu đỏ tươi kèm theo nhầy nâu thì phải liên hệ ngay với bác sĩ.
Tụ dịch màng nuôi
Tụ dịch màng nuôi hay tụ máu nhau thai sẽ dẫn đến hiện tượng sảy thai, thai chết lưu, hoặc đứt nhau thai. Tuy nhiên nếu lượng máu tụ ít thì nó sẽ tự tiêu mất còn nếu lượng máu tụ quá 30-40% từ nhau thai nối với nội mạc tử cung, gây sức ép đối với túi thai dẫn đến sảy thai.
Động thai, dọa sảy thai
Ra máu khi mang thai cũng là một trong những dấu hiệu có thể của dọa sảy thai, động thai. Lúc này, thường có xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn được đóng kín, hoặc mở nhưng các thành phần của thai thì chưa bị tụt ra. Nếu mẹ bầu vẫn chảy máu và đau bụng, các thành phần thai đã đi qua ống cổ tử cung thì được coi là sảy thai.
Chảy máu màng
Khi mang thai, nội tiết tố cơ thể được đẩy cao hơn làm lớp niêm mạc tử cung rất dễ bong chóc. Đây là điều hết sức bình thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Nội tiết tố thay đổi
Trong thời gian đầu hoặc là suốt khoảng thời gian mang thai, bạn sẽ bị chảy máu nhẹ, có thể là cơ địa của bạn đang thay đổi do lượng hoocmone quá nhiều chuẩn bị cho thai kỳ.
Do trứng được thụ tinh
Trứng được thụ tinh và bám vào thành tử cung sau 5-10 ngày sẽ có hiện tượng chảy máu nhẹ. Quá trình này có thể kéo dài từ 2-5 ngày, đôi khi sẽ bị nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt thông thường.
Độ nhạy cảm của tử cung tăng cao
Lưu lượng máu truyền đến tử cung tăng cao do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, dẫn đến chảy vài giọt máu sau khoảng thời gian ngắn giao hợp hoặc là khi soi cổ tử cung và khám âm đạo sẽ phát hiện ra.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng có thể dẫn đến chảy máu hoặc xuất huyết vài vết máu, mẹ bầu cần phải kiểm tra chuẩn đoán ngay để tìm ra nguyên nhân của nó. Đây có thể sẽ là nguyên nhân gây sinh non hoặc sảy thai.
Mất một thai đôi
Trong khi mang thai đôi, mẹ bầu có thể gặp trường hợp bị sẩy thai chỉ một còn một. Khi sảy thai, chắc chắn sẽ chảy máu. Lúc này, bạn cần phải hết sức cẩn thận để giữ em bé còn lại.
Phương pháp xử lý và phòng ngừa ra máu khi mang thai
Nếu như bạn phát hiện có vết máu nhỏ dưới quần lót, thì mẹ bầu cần:
- Theo dõi lượng máu qua băng vệ sinh để biết máu chảy nhiều hay ít và loại máu gì (hồng, nâu, đỏ, máu tươi hay máu cục).
- Nếu có hiện tượng bất thường nào xảy ra, mẹ bầu nên đi khám để xử lý kịp thời, tránh để những hậu quả đáng tiếc như động thai, sảy thai, sinh non, thai ngoài… xảy ra.
- Khi thấy bị chảy máu, mẹ bầu nên nằm nghỉ hoàn toàn, ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu. Đặc biệt, không nên quan hệ vợ chồng trong thời gian này.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, tránh tình trạng viêm nhiễm.
- Mẹ bầu cần đi khám ngay lập tức nếu như thấy ra máu khi mang thai kèm theo các triệu chứng: đau quặn ở bụng dưới, âm đạo chảy máu kèm theo dải máu đông, chảy máu nhiều, choáng hoặc ngất, sốt cao trên 38 độ C hoặc ớn lạnh.
Bên cạnh đó, cũng có các biện pháp để phòng ngừa hiện tượng này:
- Khám và siêu âm thai định kỳ nhằm phát hiện và giải quyết sớm những vấn đề bất thường của thai kỳ.
- Khám phụ khoa trước và trong khi mang thai nhằm phát hiện những bệnh lý về phụ khoa để điều trị cũng như theo dõi tình trạng bệnh.
- Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cần phải hợp lý.
Ra máu khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu là điều hết sức quan trọng mà mẹ bầu cần phải lưu ý. Hãy quan tâm đến cơ thể mình và theo dõi thường xuyên để có sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé nhé!
Củ gai hỗ trợ điều trị khi bị ra máu
Khi có các dấu hiệu mang thai bị ra huyết đỏ hoặc nâu, đái đục, đái ra máu, bong nhau thai , tụ dịch màng nuôi, bong màng nuôi nếu sử dụng củ gai cho hiệu quả cực kì tốt. Có thể nói là tác dụng rất thần kì đã được nhiều người sử dụng và có kết quả rất tốt mà không phải ai cũng biết để dùng nó. Có rất nhiều bà mẹ bị động thai, dọa sảy thai đã giữ được con nhờ củ gai.
Củ gai tươi có thể dùng kết hợp với thuốc Tây mà không gây tác dụng phụ.Ta có thể dùng củ gai đến khi khỏi hẳn thì thôi và nên uống càng sớm càng tốt (nên dùng ít nhất trong 1 tuần).