Bà bầu cần chú ý các trường hợp bị đau bụng dưới dữ dội hoặc dai dẳng trong suốt thời kỳ mang thai thì bạn nên cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một trong những biến chứng thai kì nguy hiểm mà sản phụ không biết.
Sảy thải sớm
Một điều đáng buồn là việc sảy thai sớm khá phổ biến. Nó xảy ra khi em bé không được phát triển một cách bình thường. Các dấu hiệu của việc này là thỉnh thoảng bị chuột rút, chảy máu hoặc đau nhức ở giữa vùng bụng dưới trong 12 tuần thai đầu tiên. Gọi cho bác sĩ càng sớm càng tốt, trong lúc chờ đợi, bạn nên nằm hoặc ngồi với hai chân đưa lên cao.
Sảy thai muộn ít phổ biến hơn sảy thai sớm, chỉ khoảng 1%. Các dấu hiệu của sảy thai muộn là đau cơ, có thai ra huyết nhiều ở giữa tuần thứ 12 và tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu bà bầu bị ra huyết hoặc tiết dịch âm đạo bất thường, cần gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn.
Nếu bạn chảy nhiều máu, thấm ướt nhiều hơn một miếng băng vệ sinh trong một giờ, bạn nên đi thẳng đến phòng cấp cứu ở bệnh viện gần nhất.
Thai ngoài tử cung
Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chấm dứt thai kỳ. Đây là tình huống rất nguy hiểm và bạn cần được can thiệp y tế ngay.
Triệu chứng của thai ngoài tử cung là những cơn đau thường bắt đầu ở một bên và lan rộng ra khắp vùng bụng. Ngoài ra, thai phụ có thể bị chảy máu sẫm màu. Tình trạng này thường xảy ra giữa tuần thứ 5 và tuần thứ 10 của thai kỳ. Gọi cho bác sĩ hoặc đến thẳng phòng cấp cứu ngay lập tức vì thai ngoài tử cung không được can thiệp kịp thời có thể gây tử vong.
Điều này được hình thành bởi trứng thụ tinh bên ngoài các bức tường tử cung và nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, thai ngoài tử cung có thể đe dọa tính mạng. Dấu hiệu của thai ngoài tử cung bao gồm chảy máu âm đạo, đau khi đi tiêu, đau khi hoạt động thể chất và đau vai. Nếu bắt đầu chảy máu nhiều hoặc rối loạn nhịp tim, hồi hộp và các dấu hiệu của sốc, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Dọa sảy thai
Thường xảy ra trong vòng 20 tuần đầu của thai kỳ, sảy thai đi kèm với các dấu hiệu như chảy máu và đau bụng kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
Sinh non
Sinh non hoặc sinh sớm được đặc trưng bởi các cơn co thắt và cổ tử cung giãn ra. Điều này xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Nếu bạn nhận thấy một sự thay đổi khác thường của dịch tiết âm đạo của bạn, chuột rút, đau lưng dưới và tăng áp lực trong xương chậu, bạn cần phải gọi bác sĩ ngay lập tức.
Nếu bạn sắp sinh non, bạn sẽ cảm thấy đau ở hông hoặc bụng dưới, đau lưng, co cơ dạ dày và tiêu chảy. Bạn có thể cảm giác như nước ối đang vỡ ra và âm đạo bị co lại, tuy nhiên thường không gây đau đớn. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong khoảng giữa tuần thai thứ 24 đến 37.
Nếu những cơn co thắt xuất hiện từ tuần thai thứ 37 trở đi, rất có thể bạn sắp chuyển dạ. Tại thời điểm này, các cơn co thắt là một phần của cơ thể chuẩn bị cho việc sinh con. Bạn có thể cảm thấy đau lưng nhẹ gây ra bởi áp lực gia tăng lên hông và phần lưng.
Cơn đau chuyển dạ thường ít dữ dội hơn những cơn co thắt khi bạn sắp sinh. Việc nghỉ ngơi trên ghế sofa hay đi bộ có thể giúp bạn giảm đau.
Nhau bong non
Nhau bong non xảy ra khi nhau thai bị bóc tách ra khỏi tử cung trước khi sinh, có thể là tách một phần hoặc tách hết. Tình trạng này đi kèm với các triệu chứng khác nhau.
Trong vài trường hợp, có xuất huyết đột ngột hoặc chất dịch cơ thể, đặc biệt là nếu bạn bị thiếu nước. Bạn cũng có thể bị co thắt thường xuyên, chuột rút, co thắt. Đồng thời, bạn có thể cảm thấy các hoạt động của thai nhi sẽ ít đi. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào, bạn nên đi khám ngay.
Tiền sản giật
Tiền sản giật khá là phức tạp và rối loạn này gây ra những thay đổi xấu trong các cơ quan khác nhau trong cơ thể bao gồm cả não, thận, gan, nhau thai và mạch máu. Tiền sản giật được chẩn đoán ở phụ nữ có protein trong nước tiểu và huyết áp cao sau 20 tuần. Một số triệu chứng tiền sản giật bao gồm đau đầu nặng, đau, đau bụng trên, mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa và những dấu hiệu khác.
Nhiễm trùng đường tiểu
Biểu hiện của hiện tượng nhiễm trùng nước tiểu bao gồm: Đau buốt và bỏng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi mạnh và đôi khi có thể lẫn máu và mủ, đau tức tại vùng bụng dưới, đau lưng dưới và kèm theo sốt cao, ớn lạnh.
Nhiễm trùng đường tiểu thường đi kèm với các triệu chứng như đau và rát khi đi tiểu, đau ở vùng bụng dưới, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có mùi hôi, có máu hoặc nước tiểu đục. Nếu thấy ớn lạnh, đau lưng dưới và sốt, nhiễm trùng tiểu có thể lan đến thận.
Các triệu chứng khác: bao gồm ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa, viêm gan, u xơ tử cung, sỏi thận, bệnh túi mật, tắc ruột và một loại virus dạ dày.
Với những thông tin được cung cấp đầy đủ trên đây, mong rằng các mẹ bầu sẽ có hướng tìm hiểu thật kĩ để sớm biết trước khi mang thai mình phải đối mặt với tình trạng đau bụng như thế nào mà có thể sẵn sàng tâm lý hơn. Thực tế là đau bụng trong thai kỳ sẽ không có vấn để gì đáng lo ngại nhưng nếu gặp phải những biến chứng đi kèm thì hãy tới thăm khám bác sỹ ngay để sớm có sự tư vấn, tránh để ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi.
Tìm hiểu thêm: Củ Gai chữa Động Thai Dọa Sảy hiệu quả cho bà bầu....