Khi tình trạng đau bụng kéo dài lại kèm theo những dấu hiệu bất thường thì tốt nhất là các mẹ bầu nên tới bác sỹ để được thăm khám, sớm phát hiện và có hướng điều trị hiệu quả cho tình trạng của mình. Và bài viết này được http://www.cugaituoi.com/ (củ gai) tổng hợp lại nhằm giúp các mẹ bầu tìm hiểu kĩ về chứng đau bụng khi mang thai cùng những điều cần lưu ý.
1. Tại sao bà bầu dễ bị đau bụng
• Trong suốt thai kỳ, độ cứng và dẻo dai của dây chằng liên kết các khớp xương sẽ bị kéo căng để hỗ trợ cho sự phát triển của dạ con. Vì vậy, khi bạn di chuyển xung quanh, bạn có thể cảm giác đau một phần hoặc toàn bộ cơ thể.
• Khi bé của bạn lớn lên, dạ con có khuynh hướng nghiêng sang phải và các mô chằng có thể co thắt lại. Do đó, bạn sẽ cảm thấy cơn đau chuột rút xuất hiện thường xuyên ở phía bên phải.
2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sản phụ bị đau bụng lâm râm khi mang thai, nếu do những nguyên nhân sau thì việc đau bụng cũng không đáng lo lắm:
• Đầy bụng, khó tiêu: Khi mang thai, áp lực từ tử cung cản trở phần nào hoạt động của dạ dày. Ngoài ra, sự thay đổi hormone khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân mẹ bầu dễ bị đầy hơi, khó tiêu.
• Táo bón: Táo bón cũng là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai và có liên quan đến đau bụng. Điều này cũng là do các hormone tiết ra khi mang thai làm chậm hệ thống tiêu hóa của bạn. Quá trình tiêu hóa chậm và tử cung đang phát triển cùng tạo ra áp lực lên trực tràng.
• Đau dây chằng: Đôi khi phụ nữ trải qua một cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ dài trên một hoặc cả hai bên của bụng. Cơn đau này thường gặp ở bẹn hoặc vùng bụng dưới, thường xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai. Cơn đau xảy ra khi các dây chằng hỗ trợ tử cung căng và mở rộng để giúp tử cung phát triển, thường xuất hiện với động tác đột ngột như khi bạn ho hoặc đứng lên khỏi ghế.
• Cơn gò chuyển dạ Braxton Hicks thường xuất hiện vào giữa thời kỳ mang thai nhưng trước tuần thai thứ 37. Đây là khi tử cung bắt đầu siết chặt và co thắt. Nếu những cơn co kèm theo đau lưng dưới hoặc trở nên thường xuyên khoảng trên 4 lần một giờ, bạn nên gọi cho bác sĩ. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu các cơn co thắt xảy ra đều đặn và được đi kèm với dấu hiệu chuyển dạ sớm.
3. Những dấu hiệu dự báo sự nguy hiểm của đau bụng dưới khi mang thai
Nếu bị đau bụng khi mang thai kèm theo cảm giác khó chịu thì các bạn cần lưu ý phát hiện và điều trị kịp thời tránh hậu quả xấu xảy ra.
Đau vùng bụng có thể là dấu hiệu của một bệnh khác không liên quan đến mang thai. Viêm ruột thừa, u nang buồng trứng, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc viêm túi mật có thể gây ra các cơn đau vùng bụng.
Thai kỳ còn có thể gây ra một vấn đề khác, đó chính là u xơ tử cung. Bệnh này không ảnh hưởng gì tới bạn trước khi thụ thai nhưng có thể khiến bạn không thoải mái một khi đã mang thai.
Nếu bạn cảm thấy có gì đó không ổn, nên báo sớm với bác sĩ sản khoa của bạn. Đặc biệt trong trường hợp cơn đau không tự biến mất sau vài phút nghỉ ngơi hoặc nếu bạn bị chuột rút cùng với:
• Có cảm giác đau hoặc nóng rát khi đi tiểu.
• Sự tiết âm đạo bất thường.
• Bị đốm hoặc chảy máu.
• Đau nhức
• Nôn ói
• Sốt
• Cảm lạnh
4. Tuyệt chiêu làm giảm các cơn đau bụng thông thường cho mẹ bầu
Nếu là do những nguyên nhân thông thường thì các sản phụ có thể áp dụng những cách sau để làm giảm cơn đau bụng lâm râm khi mang thai:
• Nghỉ ngơi khi các cơn đau ập đến là cách ứng phó nhanh nhất khi bị chuột rút.
• Ngồi xuống một lúc.
• Nếu bạn đau phía bên trái, thử nằm nghiêng sang phải và gác chân lên.
• Tắm nước ấm.
• Dùng túi nước ấm để chườm khu vực bị đau.
• Thư giãn tinh thần.
• Đôi khi, việc quan hệ và đạt cực khoái cũng có thể làm cho bạn bị chuột rút và có một cơn đau lưng nhẹ. Nhưng đừng lo lắng, hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy cực khoái kích thích sự chuyển dạ.
• Bạn có thể làm giảm khả năng bị chuột rút bằng cách quan hệ nhẹ nhàng và chậm rãi. Massage lưng sau đó cũng có thể giúp bạn làm dịu cơn đau.