Đau bụng khi mang thai là triệu chứng phổ biến mà hầu hết bà mẹ nào cũng nhận thấy trong thời kỳ mang thai. Và vì quá phổ biến nên có thể mẹ sẽ xem nhẹ và không chú ý đến nó. Nguyên nhân của hiện tượng đau bụng có thể là dấu hiệu phôi thai cấy vào thành tử cung nếu mẹ mới mang bầu hay do sự thay đổi chóng mặt của các cơ quan trong cơ thể, tử cung mở rộng, dây chằng được kéo dãn và thậm chí có thể do chứng ốm nghén dữ dội ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa… Nếu vì những nguyên nhân này thì chứng đau bụng là bình thường và sẽ sớm thuyên giảm.
Tuy nhiên trên thực tế không phải cơn đau bụng nào cũng xuất phát từ những nguyên nhân kể trên. Mặc dù ít gặp hơn nhưng nếu những cơn đau bụng đi kèm triệu chứng ra máu âm đạo, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi quá sức… thì mẹ bầu cần đến bệnh viện kiểm tra ngay bởi rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo những nguy cơ vô cùng nguy hiểm với sức khỏe bà bầu và thai nhi.
Sảy thai
Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu tiên nên đặc biệt quan tâm đến nguy cơ sảy thai bởi thực tế có đến 15-20% các ca mang bầu kết thúc bằng việc sảy thai. Những triệu chứng phổ biến của sảy thai bao gồm chảy máu âm đạo, đau bụng và xuất hiện những cơn co thắt ở bụng dưới.
Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh hình thành ở đâu đó khác tử cung, phổ biến nhất là ở trong các ống dẫn trứng, xảy ra với 1 trong 50 ca mang thai. Những dấu hiệu mẹ mang thai ngoải tử cung bao gồm đau bụng và chảy máu dữ dội từ tuần 6-10 thai kỳ, bụng căng phồng.
Những phụ nữ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao bao gồm người đã từng có quá khứ mang thai ngoài tử cung, người đã từng có phẫu thuật ở vùng chậu, bụng, phẫu thuật ống dẫn trứng, người mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, từng thắt một bên ống dẫn trứng hay người bị nhiễm trùng vùng chậu… Những người có hình dạng tử cung bất thường hoặc sử dụng những phương pháp hỗ trợ sinh sản cũng có nguy cơ cao bị mang thai ngoài tử cung.
Thai ngoài tử cung là triệu chứng nguy hiểm, không thể tiếp tục thai kỳ và cần được điều trị ngay lập tức. Nếu bạn đã thử que thử thai lên 2 vạch nhưng khi siêu âm lại không thấy phôi thai phát triển trong tử cung, và lại xuất hiện những triệu chứng như đau bụng, ra máu âm đạo thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay vì rất có thể bạn đã mang bầu ngoài tử cung.
Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh hình thành ở đâu đó khác tử cung, phổ biến nhất là ở trong các ống dẫn trứng. (ảnh minh họa)
Bong nhau thai
Nhau thai là nguồn gốc cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho em bé phát triển trong bụng mẹ. Bộ phận này thường được cấy trên cao thành tử cung và không tách rời với em bé cho đến khi em bé chào đời.
Tuy nhiên trong một số ít trường hợp (khoảng 1 trong 200 ca), nhau thai có thể tách ra khỏi thành tử cung – một biến chứng nguy hiểm, phổ biến nhất trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Những dấu hiệu của hiện tượng bong nhau thai bao gồm đau bụng dữ dội, bụng căng cứng, chảy máu âm đạo… Trong một số trường hợp, mẹ bầu còn có thể chuyển dạ ngay sau đó nhưng với những ca sinh con này, thường sẽ được mổ đẻ khẩn cấp.
Những bà mẹ có nguy cơ cao bị bong nhau thai bao gồm người có tiền sử bị bong nhau thai, người có huyết áp cao, tiền sản giật và bị chấn thương vùng bụng.
Những dấu hiệu của hiện tượng bong nhau thai bao gồm đau bụng dữ dội, bụng căng cứng, chảy máu âm đạo… Bong nhau thai cần điều trị sớm bằng thuốc Tây kết hợp nước củ gai uống hàng ngày để tăng hiệu quả.
Sinh non
Nếu mẹ bầu nhận thấy những cơn đau bụng, cơn co thường xuyên ở tuần thai trước tuần 37, đi kèm triệu chứng đau lưng liên tục thì rất có thể bạn đang phải đối mặt với nguy cơ sinh non. Khi nhận thấy những triệu chứng này, mẹ không nên chờ đợi mà cần đến bệnh viện khám ngay.
Các cơn co thắt có thể hoặc không kèm với hiện tượng rò rỉ dịch âm đạo hay máu cũng với việc thai nhi chuyển động ít hơn. Dù là cơn đau bụng giả hay thật thì khi thấy xuất hiện những triệu chứng này, mẹ vẫn cần đến bệnh viện để phòng ngừa nguy cơ xấu có thể xảy ra.
Tiền sản giật
Tiền sản giật và những rối loạn về huyết áp xảy ra với 5-8% các ca mang thai. Thông thường triệu chứng này sẽ xảy ra sau tuần 20 của thai kỳ, đây chính là lý do vì sao bác sĩ luôn theo dõi cẩn thận huyết áp và protein trong nước tiểu của mẹ bầu trong mỗi lần khám thai.
Khi huyết áp cao sẽ làm chậm lại quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi. Nếu mẹ bị tiền sản giật cũng làm tăng nguy cơ đứt nhau thai khiến nhau thai tách khỏi thành tử cung.
Những triệu chứng phổ biến khi bị tiền sản giật bao gồm đau bụng bên phải, buồn nôn, đau đầu, sưng và rối loạn thị giác. Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng trên, mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra sớm.
Sỏi mật trong thai kỳ
Sỏi trong túi mật thường gặp ở phụ nữ đặc biệt những người bị thừa cân, ngoài tuổi 35 hay có tiền sử bị sỏi mật. Cơn đau từ căn bệnh sỏi mật (hay viêm túi mật) thường rất dữ dội và tập trung ở góc phía trên bên phải của bụng. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan ra xung quanh, ngay cả dưới xương bả vai của mẹ bầu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Có tới 10% số bà mẹ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu trong suốt thai kỳ. Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm đi tiểu đột ngột, đau rát khi đi tiểu, xuất hiện máu khi đi tiểu và đau bụng.
Mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh non. Vì vậy bạn nên khám phụ khoa thường xuyên trong thai kỳ để được điều trị kịp thời nếu mắc bệnh.
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa có thể khó chẩn đoán trong thai kỳ do tử cung to ra và các bộ phận khác bị kéo lên trên cao. Vì thường bị chẩn đoán chậm trễ nên nguy cơ tử vong khi mẹ bầu bị viêm ruột thừa khá cao. Những dấu hiệu thông thường nhất của bệnh bao gồm đau phần dưới bên phải của bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn ói.